Rượu Thiệu Hưng là gì? Tìm hiểu thành phần và cách pha chế rượu Thiệu Hưng
Rượu Thiệu Hưng không chỉ là một loại đồ uống có cồn hảo hạng, mà còn được coi là một gia vị rất phổ biến dùng trong chế biến đồ ăn của người Trung Quốc, và được phổ biến với cái tên là “rượu gạo nấu ăn”.
Vậy, rượu Thiệu Hưng là gì? Nó có vị như thế nào? Liệu có thể uống rượu Thiệu Hưng không? Thành phần và cách pha chế nó như thế nào? Hãy cùng Top Rượu Vang khám phá trong bài viết này nhé.
Rượu Thiệu Hưng là gì?
Rượu Thiệu Hưng là một loại rượu gạo được sử dụng để tăng thêm hương vị đậm đà cho món ăn. Nó có nguồn gốc từ vùng Thiệu Hưng ở phía đông tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc, một khu vực nổi tiếng với việc sản xuất rượu gạo.
Cách làm rượu Thiệu Hưng
Rượu Thiệu Hưng có màu hổ phách nên còn được gọi là hoàng tửu Thiệu Hưng, có độ cồn từ 10 – 20%, phân biệt với bạch tửu (rượu trắng) có nồng độ cồn cao 35 – 50% như rượu Mao Đài. Tương tự như các loại rượu gạo khác ở Đông Á, rượu được sản xuất bằng quá trình lên men gạo và một ít lúa mì. Người ta ủ để chuyển tinh bột trong cơm rượu thành đường, rồi dùng men gạo đỏ để lên men đường thành rượu.
Rượu sau khi chưng cất sẽ được đóng kín vào các bình chứa để một năm, hai năm cho đến nhiều năm sau mới đưa đi bán ra thị trường. Trong quá trình ủ sẽ tiến hành quá trình este hoá cho nhiều chất, thời gian càng lâu thì quá trình este hóa mới dần dần, chậm chạp hoàn thiện. Đó là lý do tại sao rượu nấu ăn này càng để lâu năm càng thơm ngon. Rượu thành phẩm có mầu vàng sóng sánh như mật ong, thơm nhẹ và ngọt dịu.
Thành phần của rượu nấu ăn Trung Quốc
Theo nhiều tài liệu ghi lại, loại rượu này đã bắt đầu xuất hiện từ hơn 2000 năm trước và là một phần của truyền thống nấu ăn cổ xưa nhất. Do được làm từ quá trình lên men gạo chuyển hóa tinh bột của gạo nếp thành cồn (rượu etylic) là thành phần chính của rượu. Ngoài ra còn một số thành phần khác. Do trong cơm nếp còn có một số vi sinh vật khác như men dấm, men lactic, chúng có thể biến một phần nhỏ nếp thành axit axetic, axit lactic…
Các loại men axit lại chuyển hoá cồn etylic thành một hợp chất có mùi thơm hơn rượu etylic như axetat etyl, este của axit lactic. Các este có mùi thơm nhẹ như este axetat etyl, lactat etyl. Mùi giống mùi táo là của este axetic, mùi hoa đào là của este lactic… Bằng các phương pháp phân tích hiện đại, người ta thấy trong rượu Thiệu Hưng có đến hơn 100 loại este (phần lớn là este của axit axetic), chẳng thế mà khi mở bình rượu này ra, người ta có thể ngửi thấy mùi thơm nức mũi.
Rượu Thiệu Hưng dùng để làm gì?
Rượu gạo Thiệu Hưng được dùng như một loại đồ uống có cồn và cũng được sử dụng như một thành phần trong các món ăn. Loại rượu này có hai loại bao gồm: rượu cổ thụ thường được bán trong bình gốm và được phục vụ ấm nóng như một loại đồ uống. Loại khác được dán nhãn “rượu nấu ăn” như một loại gia vị cho hầu hết các món ăn Trung Quốc từ Chop Suey đến Bò Mông Cổ, Gà Kung Pao đến Súp hoành thánh. Nó là một thành phần đóng một vai trò rất quan trọng trong ẩm thực Trung Quốc và thường được sử dụng trong các món ăn hàng ngày trong các gia đình và nhà hàng Trung Quốc. Rượu gạo này đặc biệt tốt để chế biến các món ăn giàu chất đạm bao gồm thịt và cá xào hoặc om.
Nếu bạn muốn nấu món ăn Trung Quốc có hương vị giống hệt như trong nhà hàng Trung Quốc, thì bạn cần có những nguyên liệu phù hợp. Nước tương, dầu hào, nấm khô, dầu mè và hạt tiêu Tứ Xuyên là những thứ cần thiết, nhưng một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của Trung Quốc là loại gia vị này.
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích ở trên của Top Rượu Vang, sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về danh tửu của Trung Hoa rượu Thiệu Hưng là gì, cách sản xuất chúng. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của Topruouvang nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!